Telesales là gì? Giải đáp chi tiết việc làm Telesale là gì?

Telesale là một trong những vị trí xuất hiện hầu như ở mọi doanh nghiệp, công ty và nắm giữ một vị trí vô cùng quan trọng, vậy telesale là gì? Những công việc, trách nhiệm, tố chất của một nhân viên telesales là gì? Cùng theo dõi bài viết nội dung bài dưới đây để tìm câu trả lời về một ngành nghề thú vị này nhé.

Telesales là gì?

Telesales được biết đến là một hình thức bán hàng qua điện thoại. Với hình thức làm việc này các nhân viên telesale sẽ chủ động trong việc tiếp cận các khách hàng mục tiêu và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Đây được xem là cách thức bán hàng tốn ít chi phí mà hiệu quả lại cao.

Telesales là gì?
Telesales là gì?

2. Nhân viên telesale là gì?

Nhân viên telesale là người sẽ thực hiện việc trao đổi tư vấn, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty đến với những khách hàng tiềm năng thông qua điện thoại. Để có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của công ty mình thì nhân viên telesale cần phải vận dụng mọi kỹ năng cần thiết để thuyết phục khách hàng.

Bên cạnh đó, họ cũng là người trực tiếp tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng để mở rộng và duy trì mạng lưới khách hàng của công ty. Nhân viên telesale còn chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tăng doanh thu lợi nhuận cho công ty nên họ sẽ thuộc bộ phận kinh doanh của công ty. 

Nhân viên telesale là gì?
Nhân viên telesale là gì?

3. Sự quan trọng của công việc là telesales

Không phải tự nhiên mà các ứng viên telesale lại được các doanh nghiệp săn đón cũng như các doanh nghiệp luôn có sự ưu ái cho bộ phận này. Bởi như chúng ta đã biết, telesale là một hình thức bán hàng chi phí ít nhưng lại mang lại hiệu quả cực kỳ cao cho các doanh nghiệp. Nếu như trước kia để bán được sản phẩm, dịch vụ bạn phải hẹn trực tiếp khách hàng, lên lịch hẹn, địa điểm…

Thì với telesale các giao dịch, giới thiệu thông tin về sản phẩm đều thông qua gọi điện. Điều này đã giúp cho thời gian giữa khách hàng và nhân viên bán hàng rút ngắn lại, các chi phí đi lại cũng bị cắt giảm. Hơn nữa với hình thức này, telesales có thể tiếp cận được với nhiều người, nhiều đối tượng và từng nhóm đối tượng cụ thể.

4. Việc làm telesale là gì? – Bản mô tả công việc nhân viên telesales

Telesale là những người trực tiếp gọi điện nói chuyện với khách hàng nên vị trí này rất quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của một nhân viên Telesale sẽ nhiều hơn. Dưới đây là bản mô tả công việc telesales chi tiết và đầy đủ nhất mà một nhân viên bán hàng qua điện thoại cần làm:

4.1. Tạo khách hàng tiềm năng

Việc làm telesale là gì?
Việc làm telesale là gì?

Tạo khách hàng tiềm năng là công việc mà một telesale cần phải thực hiện bởi họ là những người đại diện cho công ty, cho doanh nghiệp nói chuyện trực tiếp với khách hàng. Hơn nữa, họ lại là người trực tiếp sẽ giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tới mọi khách hàng. Cho nên nhiệm vụ của họ ngoài chốt đơn còn phải tạo được danh sách những khách hàng tiềm năng cho công ty, doanh nghiệp.

4.2. Đàm phán bán hàng trực tiếp

Tất nhiên, đặc thù của công việc telesale chính là đàm phán bán hàng trực tiếp tới khách hàng. Cho nên, công việc này đòi hỏi bạn không chỉ có kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng bán hàng mà còn phải có kỹ năng xử lý và ứng biến tình huống tốt và nhanh chóng. Bởi khách hàng sẽ không có đủ kiên nhẫn để nghe bạn giải thích dài dòng những vấn đề mà họ có hoặc không quan tâm. 

4.3. Nhận và xử lý đơn đặt hàng

Công việc tiếp theo của một nhân viên telesale là sẽ tiếp nhận và xử lý các đơn hàng để lên một danh sách khách hàng chi tiết để chuyển đến bộ phận tiếp nhận để thực hiện các công đoạn tiếp theo. 

Xử lý các đơn đặt hàng
Xử lý các đơn đặt hàng

4.4. Cung cấp dịch vụ khách hàng

Là người trò chuyện trực tiếp với khách hàng nên nhân viên telesale sẽ phải làm việc với một khách hàng từ đầu quá trình trình đến khi kết thúc việc mua hàng của khách. Thậm chí, sau khi khách hàng đã hoặc đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn, nhiệm vụ của bạn vẫn phải theo dõi và nhận phản hồi từ khách hàng. Trong trường hợp, khách hàng đặt đơn hàng mới, các nhân viên sẽ sử dụng các kịch bản soạn sẵn để mời chào các sản phẩm hay dịch vụ bổ sung dựa theo những thói quen hay hành vi mua hàng trước đó.

4.5. Giải quyết các khiếu nại

Ngoài những công việc trên, một nhân viên bán hàng qua điện thoại sẽ phải nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Điều này đòi hỏi, bạn phải giải quyết các vấn đề của khách hàng nhanh chóng và kịp thời. Tránh để khách hàng khó chịu hoặc chờ đợi lâu. Bởi họ trước khi quyết định sử dụng, dịch vụ của bạn thì họ luôn tham khảo thêm nhiều bên khác. Do đó, nếu bạn không giải quyết các khiếu nại nhanh chóng, kịp thời thì khả năng cao là bạn sẽ mất khách hàng.

Giải quyết các vấn đề khiếu nại của khách hàng
Giải quyết các vấn đề khiếu nại của khách hàng

4.6. Theo dõi và báo cáo tiến độ công việc

Công việc cuối cùng của một telesale sẽ là theo dõi và báo cáo tiến độ công việc cho cấp trên. Ngoài ra, bạn cũng sẽ làm thêm một số yêu cầu khác mà cấp trên giao phó khi cần thiết. Tuy nhiên về cơ bản thì bản mô tả công việc telesales mà một nhân viên phải làm sẽ gồm những đầu mục trên.

5. Trách nhiệm cần có của nhân viên telesale là gì?

Trách nhiệm chính của nhân viên telesales chủ yếu là gọi điện cho khách hàng để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp. Bên cạnh đó tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc vấn đề của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.

Nhân viên telesale cũng giống như nhân viên kinh doanh và được đánh giá dựa trên KPI hay còn gọi là chỉ số đo lường hiệu quả công việc. Đối với một người mới vào nghề hay một người có nhiều năm kinh nghiệm làm telesales thì cũng phải đảm bảo 5 tiêu chí trong KPI dưới đây:

  • Số lượng cuộc gọi 
  • Số lượng đơn hàng chốt thành công
  • Số lượng khách hàng tiềm năng
  • Thời gian trung bình giới thiệu sản phẩm, dịch vụ cho một khách hàng
  • Tỷ lệ số lượng cuộc gọi bị từ chối trên tổng số cuộc gọi thực hiện trong tháng
Trách nhiệm của nhân viên telesale là gì?
Trách nhiệm của nhân viên telesale là gì?

6. Các yêu cầu cần thiết khi làm công việc telesale

Công việc telesale là một trong những công việc tuy dễ mà khó, bởi đây là vị trí rất dễ trúng tuyển. Tuy nhiên để trở thành một nhân viên telesale xuất sắc thì lại không hề dễ dàng. Vậy để thành một telesale thì cần những yêu cầu sau:

6.1. Kỹ năng

Kỹ năng là một điều không thể thiếu trong bất kỳ một việc gì, đặc biệt do đặc thù công việc telesales là làm việc gián tiếp với khách hàng thông qua điện thoại nên đòi hỏi phải có một kỹ năng giao tiếp tốt, nắm bắt thông tin nhanh và linh hoạt xử lý mọi vấn đề có thể xảy ra. Bên cạnh đó, một nhân viên telesale cũng cần phải có kỹ năng kiểm soát giọng nói, âm lượng cũng như khả năng truyền tải từ ngữ một cách rõ ràng, trọng tâm, dễ hiểu, dứt khoát và đầy thuyết phục.

Kỹ năng cần thiết của một telesale
Kỹ năng cần thiết của một telesale

6.2. Trình độ

Một telesale tuy không bắt buộc phải có trình độ chuyên môn nhưng bạn phải học hoặc trang bị cho mình những khóa học liên quan thì bạn mới có thể theo đuổi được công việc này lâu dài được. Và đây sẽ là một lợi thế giúp bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng cũng như đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc.

6.3. Thái độ làm việc

Là một nghề dịch vụ nên thái độ làm việc là một yếu tố vô cùng quan trọng với nghề telesales. Bạn có thể không có trình độ chuyên môn cao, bạn có thể còn thiếu sót một số kỹ năng nhưng thái độ làm việc là cái quyết định bạn có thể theo đuổi được công việc này lâu dài hay không.

Một nghề luôn phải đối mặt với những áp lực, lời nói của khách hàng bạn vẫn phải giữ một thái độ bình tĩnh, nói năng nhẹ nhàng với khách hàng. Bởi khi bạn tỏ thái độ thì ngay lập tức nó sẽ gây ra ảnh hưởng không hề nhỏ đến công việc của bạn nếu như khách hàng làm to chuyện.

Thái độ làm việc của nhân viên telesale
Thái độ làm việc của nhân viên telesale

7. Cách xây dựng kịch bản cho nhân viên bán hàng telesale mới

Đối với nhân viên bán hàng telesale mới thì việc đầu tiên là phải xây dựng được một kịch bản bán hàng chi tiết, cụ thể. Dưới đây là một số cách xây dựng kịch bản đơn giản dành cho nhân viên bán hàng telesale: 

  • Hiểu rõ về các sản phẩm, dịch vụ của công ty: Trước khi chào bán một sản phẩm dịch vụ nào đó, bạn cần phải tìm hiểu và nắm rõ những đặc điểm, đặc tính cũng như ưu điểm của sản phẩm dịch vụ. Để từ đó có thể tư vấn và cung cấp cho khách hàng những thông tin mà họ mong muốn. Một khi đã tạo được lòng tin với khách hàng thì chắc chắn sẽ bán được sản phẩm.
  • Tìm hiểu về khách hàng: Việc nắm bắt thông tin của khách hàng như tên tuổi, giới tính, sở thích cũng như nhu cầu mua sản phẩm dịch vụ nào là bước rất quan trọng trước khi bạn tiến hành việc tư vấn. Điều này sẽ là bước đệm tạo sự tin tưởng và thiện cảm từ phía khách hàng và giúp bạn dễ dàng chốt đơn một cách nhanh chóng.
  • Tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh: Để có thể bán được sản phẩm ngoài việc nắm vững kiến thức về sản phẩm dịch vụ của mình thì bạn cũng phải tìm hiểu về các sản phẩm, các ưu nhược điểm và các chính sách ưu đãi khuyến mại của các đối thủ cạnh tranh. Để từ đó dễ dàng so sánh những thông tin về sản phẩm, dịch vụ cũng như chỉ ra được những tính năng ưu việt của sản phẩm, dịch vụ.
  • Chuẩn bị tinh thần và các tình huống có thể xảy ra khi tiến hành gọi điện: Trước tiên bạn cần phải có một tinh thần thỏa mái, tự tin, thái độ lịch sự, thân thiện và lắng nghe. Bởi qua lời nói khách hàng cũng có thể đánh giá được thái độ làm việc của bạn. Bên cạnh đó bạn cũng có thể trao đổi với đồng nghiệp có kinh nghiệm về các tình huống có thể xảy ra trong quá trình gọi điện và đưa ra các hướng xử lý kịp thời và phù hợp. 
  • Gọi điện và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ: Trên thực tế thì sẽ có rất nhiều các trường hợp có thể xảy ra như máy bận, tắt máy, người khác nghe máy…Trong trường hợp đó, bạn phải thật khéo léo để tiếp cận khách hàng tiềm năng hoặc để lại thông tin cũng như thông báo sẽ gọi vào thời gian thích hợp trong trường hợp người khác nghe máy, máy bận. Do đặc thù của việc tư vấn qua điện thoại, nên bạn phải giới thiệu sản phẩm một cách ngắn gọn, xúc tích và trọng tâm nhất có thể nhé.
  • Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ: Đối với những trường hợp khách hàng còn vân vân, lưỡng lự, chưa đưa ra quyết định và báo sẽ tìm hiểu thêm. Nghĩa là khách hàng còn đắn đo, lăn tăn vì giá cả chưa phù hợp hoặc có thắc mắc thì điều bạn nên làm lúc này giải đáp mọi thắc mắc một cách tinh tế và khéo léo, so sánh sản phẩm dịch vụ của bên mình có những tính năng vượt trội gì hơn so với các sản phẩm dịch vụ của bên khác.
  • Kết thúc cuộc gọi và giữ quan hệ lâu dài với khách hàng: Kết thúc cuộc gọi không đồng nghĩa với việc sẽ kết thúc tất cả. Có thể trong cuộc gọi đầu tiên bạn sẽ không bán được hàng nhưng biết đâu trong tương lai bạn sẽ bán được. Điều bạn cần là việc xác lập mối quan hệ và xác định chính xác nhất nhu cầu của khách hàng với sản phẩm dịch vụ là gì và giúp họ giải đáp những vấn đề còn vướng mắc.
Cách xây dựng kịch bản cho nhân viên bán hàng telesales
Cách xây dựng kịch bản cho nhân viên bán hàng telesales

8. Cơ hội việc làm của ngành telesale

Trên thực tế, nếu chỉ lướt qua các website tuyển dụng hay các group tìm kiếm việc làm bạn rất dễ để tìm kiếm những công việc liên quan đến làm telesale từ fulltime đến parttime ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy cơ hội việc làm telesale vô cùng rộng mở.

8.1. Mức lương trung bình

Thu nhập đối với công việc telesale sẽ được chia ra làm 2 loại là lương cứng và lương mềm. Trong đó, lương cứng được hiểu là mức lương cố định bạn sẽ được nhận mỗi tháng. Mức lương cơ bản của một nhân viên telesales trung bình dao động từ 5 – 8 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào kinh nghiệm của mỗi người.

Bên cạnh đó, nhân viên telesale sẽ còn nhận được lương mềm, tức là phần trăm hoa hồng hàng tháng nếu chốt đơn thành công. Nếu trong một tháng bạn tiếp cận được nhiều khách hàng, bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ của công ty thì mức lương mềm bạn được hưởng sẽ cao.

Mức lương trung bình của telesales
Mức lương trung bình của telesales

8.2. Cơ hội nghề nghiệp

Việc làm telesales là một trong những công việc vô cùng rộng mở mà bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng phải cần có. Làm telesale tuy bạn sẽ gặp khó khăn vấp ngã trong giai đoạn đầu nhưng đổi lại bạn sẽ tích lũy được nhiều trải nghiệm quý giá và rất có thể đó chính là tiền đề để phát triển, thăng tiến trong tương lai. Bạn có thể trở thành một sales admin hay một trưởng phòng kinh doanh với mức lương hấp dẫn.

9. Những khó khăn khi bắt đầu công việc của nhân viên Telesale

Công việc telesales đang ngày một trở nên phổ biến và được nhiều người lựa chọn trong nhiều lĩnh vực. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật khi làm telesale phải kể đến như không phải đi lại nhiều, không phải gặp trực tiếp khách hàng…thì công việc này cũng gặp không ít những trở ngại, khó khăn. Vậy đâu mới là khó khăn thường gặp nhất với một nhân viên telesale, hãy cùng tìm hiểu dưới đây

9.1. Khách hàng từ chối

Trở ngại lớn nhất khi làm telesale chính là nhận được lời từ chối từ phía khách hàng, đặc biệt với những khách hàng không có nhu cầu cao mua sản phẩm dịch vụ của bạn, họ sẽ nhanh chóng từ chối và kết thúc cuộc gọi. Trong trường hợp xấu nhất bạn sẽ gặp phải vị khách khó tính thậm chí còn có những người thô lỗ, thiếu lịch sự. Điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của nhân viên telesale, họ sẽ cảm thấy chán nản, thất vọng và hiệu quả làm việc không như mong muốn.

9.2. Ác cảm với nghề Telesales

Nghề telesales là một trong những top ngành nghề có lẽ trong mắt nhiều người sẽ không mấy thiện cảm. Bên cạnh đó, nhiều công ty doanh nghiệp đăng tuyển nhân viên làm telesale lại không yêu cầu kinh nghiệm nên việc tư vấn giới thiệu bán sản phẩm dịch vụ còn nhiều bất cập, nhân viên thiếu kỹ năng. Chính những điều này gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu công ty và khiến khách hàng có cái nhìn ác cảm về nghề telesales.

Khó khăn khi bắt đầu với nghề telesales
Khó khăn khi bắt đầu với nghề telesales

9.3. Phải thực hiện quá nhiều cuộc gọi một ngày

Một ngày luôn phải gọi điện và đối mặt với sự khó chịu của một số khách hàng thì đây được coi là một trong những khó khăn nhất mà một telesale mới bước vào nghề phải vượt qua. Cho nên hiện nay các doanh nghiệp đều ứng dụng một số phần mềm chuyên dụng giúp cho việc gọi điện trở lên dễ dàng hơn. Nhưng nhìn chung thì đây cũng được coi là áp lực, khó khăn nhất mà một nhân viên telesale mới bước vào nghề sẽ phải vượt qua.

10. Kết luận

Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về telesales là gì? Nghề telesale là làm gì? Nhân viên telesale là gì cũng như việc làm telesale là gì, cụ thể ra sao? Mặt khác, cơ hội việc làm của nghề này như thế nào, khó khăn gặp phải và một nhân viên bán hàng qua điện thoại cần phải có những yêu cầu nào? Ngoài ra, nếu bạn có mong muốn tìm việc làm campuchia hay tại các nước khác, hãy truy cập vào website OKVIP để tìm vị trí phù hợp và ứng tuyển nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *