Chia sẻ 6 kinh nghiệm làm nhân sự từ chuyên gia trong ngành

Bạn là người mới, chân ướt chân ráo bước vào làm nhân sự? Bạn vẫn còn nhiều điều bỡ ngỡ về công việc này? Nếu vậy thì hãy theo dõi ngay bài viết chia sẻ 6 kinh nghiệm làm nhân sự từ các chuyên gia trong ngành dưới đây. Cùng đọc ngay!

1. Làm nhân sự là làm gì?

Trước tiên ta sẽ tìm hiểu làm nhân sự là làm gì? Thì nhân sự hay còn được biết đến với tên gọi là HR (Human Resources) là một bộ phận của doanh nghiệp. 

Công việc của họ là phụ trách tìm kiếm, sàng lọc và tuyển dụng ứng viên, cũng như đào tạo, quản lý các chương trình phúc lợi dành cho nhân viên.

Làm nhân sự là làm gì?
Làm nhân sự là làm gì?

2. Trách nhiệm của người làm nhân sự

Để có thể hoàn hoàn thành tốt công việc của mình thì người làm nhân trước khi tìm hiểu kinh nghiệm làm nhân sự thì sự phải hiểu rõ các trách nhiệm của bản thân mình.

2.1. Tuyển dụng và đào tạo

Đây là một trong những trách nhiệm chính của người làm nhân sự. Nhân sự chính là những người chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch và chiến lược tuyển dụng cho công ty để có thể thu hút nhân tài.

Bên cạnh đó, còn có trách nhiệm đưa ra các tiêu chí phù hợp với những mô tả công việc cụ thể. Các trách nhiệm khác của người làm nhân sự liên quan đến việc tuyển dụng như xây dựng phạm vi công việc và nghĩa vụ của nhân viên trong doanh nghiệp.

Dựa vào hai yếu tố này, nhân viên nhân sự sẽ chuẩn bị hợp đồng cho nhân viên mới. Khi cần thiết, họ cũng sẽ trực tiếp tham gia  đào tạo cho nhân viên theo những yêu cầu từ doanh nghiệp. Dựa vào đó, các nhân viên mới có thể nâng cao kỹ năng để làm tốt hơn vai trò của mình.

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên
Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

2.2. Đánh giá hiệu quả

Người làm nhân sự có trách nhiệm khuyến khích nhân viên trong công ty cùng nhau chung tay để làm việc, giúp họ phát huy hết năng lực của mình, đồng thời đưa ra các gợi ý để giúp các nhân viên cải thiện năng suất làm việc của mình.

2.3. Duy trì không khí làm việc

Đây là một nhiệm vụ quan trọng của người làm nhân sự vì hiệu suất của nhân viên trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất lớn bởi không khí làm việc hoặc văn hóa làm việc chung. Một môi trường làm việc vui vẻ,hòa đồng và thân thiện sẽ giúp nhân viên trong tổ chức phát huy khả năng của mình một cách tốt nhất. 

2.4. Quản lý tranh chấp

Trong một tổ chức,mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi. Chắc chắn sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề dẫn đến những tranh chấp giữa người lao động với nhau hoặc với người sử dụng lao động.

Trong trường hợp đó, người làm nhân sự có trách nhiệm nhà tư vấn và hòa giải để các vấn đề được giải quyết một cách hiệu quả nhất.Không chi chỉ vậy, nhân sự còn  chịu trách nhiệm hành động nhanh chóng, kịp thời và phòng ngừa trước khi các vấn vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Quản lý toàn bộ các tranh chấp phát sinh Quản lý toàn bộ các tranh chấp phát sinh
Quản lý toàn bộ các tranh chấp phát sinh Quản lý toàn bộ các tranh chấp phát sinh

3. Chia sẻ 6 kinh nghiệm làm nhân sự từ chuyên gia trong ngành

Kinh nghiệm là một thứ quan trọng với tất cả các ngành nghề, và ngành nhân sự cũng không phải là ngoại lệ. Sau đây sẽ là 6 kinh nghiệm làm nhân sự được chia sẻ từ chuyên ngành dành cho nhân viên nhân sự. 

3.1. Khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp là một kinh nghiệm làm nhân sự mà nhân sự cần tích lũy. Giao tiếp là kỹ năng của bất cứ nhân viên nhân sự nào cũng cần trau dồi và học hỏi. Để hoàn thành vai trò của mình người làm nhân sự cần phải biết nói đúng thời điểm. 

Đồng thời đưa ra các phát ngôn có trọng lượng và ý nghĩa cho các vấn đề. Bạn có thể tham gia các khóa học đào tạo về kỹ năng giao tiếp để có thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân.

Khả năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp

3.2. Am hiểu công nghệ

Kinh nghiệm làm nhân sự quan trọng không kém nữa là phải biết sử dụng công nghệ để có thể cải thiện quy trình và hiệu quả của người làm nhân sự. Thời đại 4.0, các doanh nghiệp đang dần chuyển đổi số để thay thế cho việc điều hành tổ chức, doanh nghiệp theo phương pháp truyền thống.

Do đó, thay vì sử dụng các phương pháp quản lý nhân viên thủ công, việc áp dụng các công nghệ, công cụ và giải pháp phần mềm vào việc quản lý nhân sự càng ngày càng trở nên phổ biến. Thông qua các công cụ này thì tất cả quy trình làm việc của nhân viên nhân sự trong doanh nghiệp đều được quản lý một cách dễ dàng hơn.

3.3. Luôn linh hoạt

Một trong những kinh nghiệm làm nhân sự từ chuyên gia chính là hãy linh hoạt trong mọi tình huống. Đầu tiên, người làm nhân sự cần có tính “tò mò” để chủ động khám phá những kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ mà bản thân chưa biết. 

Ngoài ra, tốc độ và khối lượng công việc sẽ luôn thay đổi, chính vì vậy nhân sự cũng cần học hỏi các phương pháp quản lý công việc khác nhau. Người làm nhân sự phải luôn trong tư thế sẵn sàng đổi mới tư duy và thử sức với những điều mới một cách linh hoạt để nhanh chóng thích nghi.

Luôn linh hoạt trong mọi tình huống
Luôn linh hoạt trong mọi tình huống

3.4. Làm việc và hiểu các con số

Với vai trò của nhân viên nhân sự, bạn cần biết cách cân đo, đong đếm và phân bổ nguồn ngân sách của doanh nghiệp một cách hợp lý. Cũng như cần phải có chiến lược hoặc đưa ra các đề xuất để cấp trên phân bổ thêm ngân sách cho chương trình đào tạo nhân viên hay các cho các chi phí cho các công việc liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp.

3.5. Tăng cường sự hợp tác với các bộ phận khác

Một kinh nghiệm làm nhân sự nữa được các chuyên gia nhắc đến chính là sự hợp tác với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Người làm nhân sự cần phối hợp với các trưởng bộ phận khác để tìm hiểu nhu cầu của nhân sự của bộ phận đó và mong muốn của họ là gì đối với bộ phận nhân sự.

Hợp tác chính là cách tốt nhất để các ý tưởng cũng như quy định về nhân sự được mọi người trong tổ chức chấp nhận và thực hiện. Đặc biệt, sự hợp tác này còn giúp cho bộ phận nhân sự có cái nhìn tổng quát về hoạt động và bối cảnh của tổ chức. 

3.6. Chấp nhận rủi ro đưa ra quyết định quyết đoán

Chấp nhận rủi ro đưa ra quyết định quyết đoán
Chấp nhận rủi ro đưa ra quyết định quyết đoán

Hầu hết các chuyên gia có kinh nghiệm làm nhân sự đều không thích rủi ro, có thể vì họ không được khuyến khích học cách chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên nếu muốn trở thành một nhân viên nhân sự xuất sắc thì việc chấp nhận rủi ro là việc cần thiết với bạn.

Nếu không chấp nhận mạo hiểm, thử sức mình ở các chiến lược hay cách làm và giải pháp mới vì sợ thất bại thì bạn không thể tạo ra điều khác biệt hay hoàn thiện được bản thân. 

4. Kết luận

Bài viết trên là 6 kinh nghiệm làm nhân sự vô cùng cần thiết cho người làm nhân sự được chia sẻ từ các chuyên gia trong ngành. Hy vọng, sau khi đọc bài viết này bạn sẽ có thêm những lời khuyên cũng như cái nhìn sâu rộng hơn về nghề nhân sự. Nếu bạn có mong muốn tìm việc làm campuchia hay tại các nước khác, hãy truy cập vào website OKVIPđể tìm vị trí phù hợp và ứng tuyển nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *